Wednesday 22 July 2009

HFM.

Diễn tiến gây bệnh của virus diễn ra như thế nào?
* Đầu tiên là giai đoạn ủ bệnh: Ủ bệnh trung bình từ 3-6 ngày
* Tiếp theo là quá trình phát triển của vius: Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, có thể sống trong vật chứa bằng thép không gỉ > 24h. Virus hoạt động ở nhiệt độ phòng trong nhiều ngày, tồn tại trong môi trường pH thấp, kháng với cồn và ether.
* Sau đó, virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột, rồi vào máu và tấn công các cơ quan.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
* Sốt kéo dài, giật mình, nổi nốt sần trên da, lên hạt giống ban đỏ là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đã bị mắc tay chân miệng

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng
1. Biểu hiện ban đầu của bệnh là sốt, đau họng, biếng ăn và nổi ban có bọng nước. Các bọng nước này có thể xuất hiện ở miệng như lưỡi, nướu hay bên trong má. Ngoài ra, bọng nước này không gây ngứa và thường thấy ở lòng bàn tay hay lòng bàn chân. Ban đỏ trên da xuất hiện cũng xuất hiện trong thời điểm trên có thể bằng phẳng, cũng có thể gồ lên, màu đỏ hoặc bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
2. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi. 1 - 2 ngày sau sẽ xuất hiện những bóng nước đường kính vài mm ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và trong miệng. Ở miệng vết loét có đường kính từ 4 – 8mm, thường ở phía trong miệng, ở trên lưỡi , tại vòm miệng hoặc ở lợi răng làm trẻ nuốt đau.
3.Những triệu chứng lạ của bệnh tay-chân-miệng

* Có trường hợp trẻ chỉ biểu hiện sốt, ho khò khè, nhiều khi chẩn đoán lầm là hen phế quản hoặc viêm thanh khí phế quản. Lại có ca trẻ nhập viện với triệu chứng như: ói, tiêu chảy và được điều trị như bị rối loạn tiêu hóa.

Phương pháp phòng bệnh tốt nhất

* Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh do virus gây ra. Hiện nay không có thuốc chủng ngừa, chỉ điều trị triệu chứng. Do đó, cách tốt nhất để phòng bệnh là:
- Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Rửa tay sau khi chăm sóc trẻ bệnh
- Rửa sạch các vật dụng, đồ chơi có nguy cơ nhiễm virus
- Phải ăn uống hợp vệ sinh
- Cách ly trẻ bị bệnh
- Che miệng khi ho.
- Dùng khăn khi hắt xì hơi và chảy nước mũi
Cách phòng ngừa, chăm sóc và theo dõi bệnh
* Quá trình chăm sóc, theo dõi và phòng ngừa bệnh tay chân miệng rất cần thiết và quan trọng.
* Nhưng làm thế nào để chăm sóc tốt cho trẻ bị bệnh; hay phòng ngừa như thế nào để phòng tránh bệnh tốt nhất cho trẻ…Sau đây là những thông tin cần thiết cho bạn

No comments:

Post a Comment